Cứ hàng năm tai nạn lao động về mắt hiện nay không ngừng gia tăng, tai nạn trong lao động sản xuất là nguyên nhân chính gây chấn thương mắt chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với tai nạn giao thông và các tai nạn khác.
Các chuyên gia nói rằng kính mắt bảo hộ phù hợp có thể ngăn ngừa đến 90% tất cả các chấn thương về mắt, vì vậy khi tham gia lao động chúng ta nên sử dụng kính mắt bảo hộ phù hợp với công việc của mình để bảo vệ mắt.
Kính mắt thông thường không bảo vệ mắt bạn khỏi va đập, mảnh vỡ. Trên thực tế, một số kính mắt thông thường có thể bị vỡ, thậm chí gây thương tích cho mắt nhiều hơn. Còn với mắt kính bảo hộ được làm từ vật liệu polycarbonate vì nó chống vỡ và có thể bảo vệ mắt trước tia cực tím (tia UV).
Vật liệu thấu kính phổ biến nhất cho kính an toàn là polycarbonate. Vật liệu này có trọng lượng nhẹ hơn một nửa so với kính thông thường, do đó khi đeo kính thoải mái hơn. Tròng kính polycarbonate cũng có khả năng chống va đập tốt hơn thấu kính thủy tinh.
Hãy nhớ rằng polycarbonate là vật liệu thấu kính mềm hơn nhiều so với thủy tinh.
Các loại kính mắt bảo hộ
1. Kính mắt bảo hộ thông thường
- Phải có tấm chắn hai bên, thấu kính làm bằng polycarbonate
- Đạt tiêu chuẩn bảo vệ mắt chống bụi chống tia UV.
- Kính mắt bảo hộ thông thường không có hiệu quả trong việc bảo vệ mắt khỏi bị bắn và chỉ được khuyến nghị sử dụng với các dung dịch không có khả năng gây hại cho mắt.
2. Kính mắt bảo hộ chống laser
- Kính được lựa chọn dựa trên bước sóng và công suất laser.
- Các đặc tính tiêu chuẩn bảo vệ có thể được in trên mắt kính.
3. Kính mắt bảo hộ chống hóa chất
- Được khuyến nghị sử dụng trong môi trường hóa chất hoặc chất lây nhiễm có thể lọt vào mắt.
- Ngoài chống hóa chất ra kính có thể chống va đập để ngăn chặn các mảnh vỡ bay vào mắt.
4. Kính mắt bảo hộ chống va đập
- Chỉ có khả năng bảo vệ khỏi các mảnh vỡ bay.
- Kính có các lỗ thông gió ở hai bên khiến người dùng dễ bị bắn hóa chất và bụi hoặc các mảnh vụn nhỏ.
5. Mặt nạ bảo vệ mắt và mặt
- Loại kính bảo vệ khi xử lý các chất bắn ra từ hóa chất có thể gây tổn thương mắt và da (ví dụ: làm việc với axit đậm đặc, pha chế nitơ lỏng v.v.).
- Được sử dụng cùng với kính chống hóa chất để đảm bảo an toàn hơn.
Một số nghề nghiệp sử dụng kính mắt bảo hộ gồm:
Những người thợ mộc
Thợ sửa ống nước và ống ga
Thợ máy móc, máy cắt...
Thợ hàn
Thợ sơn
Nhân viên y tế, phòng thí nghiệm
- Người lao động
Tiêu chuẩn kính mắt bảo hộ và mặt nạ bảo vệ mắt mặt
- TCVN 2609-78
- TCVN 3579- 81
- TCVN 3580- 81
- TCVN 3581- 81
- TCVN 3740- 82
- TCVN 3741- 82
- TCVN 3742- 82
- TCVN 5039-90 (ISO 4851 - 1979)
- TCVN 5082-90 (ISO 4849 - 1981)
- TCVN 5083-90 (ISO 4850 - 1979)
Kính mắt bảo hộ hoặc mặt nạ che mặt đáp ứng tiêu chuẩn an toàn Z87.1 của Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI)
source: https://www.baoholaodongtot.com/blog/169-cac-loai-kinh-mat-bao-ho-tot-nhat-cho-nguoi-lao-dong
Nhận xét
Đăng nhận xét